NCS Nguyễn Duy Tuyên bảo vệ thành công LATS cấp Học viện

Sáng ngày 27/03/2021, Phòng Sau đại học phối hợp với Khoa Chỉ huy tham mưu kỹ thuật tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Học viện cho NCS Nguyễn Duy Tuyên về đề tài Hoàn thiện quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ trong thực hiện các dự án đầu tư sản xuất vũ khí lục quân,  ngành Chỉ huy, quản lý kỹ thuật; mã số: 9. 86. 02. 20, do GS.TS Nguyễn Lạc Hồng – Học viện KTQS và TS Vương Tuấn Hùng – Cục Kế hoạch đầu tư Bộ Quốc Phòng  hướng dẫn.

Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện gồm các thành viên: Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Ngọc Chương – Tổng cục CNQP, Chủ tịch Hội đồng; Đại tá, PGS.TS Lê Bình –  Cục KHQS/BQP, Phản biện 1; Trung tướng, PGS.TS Nguyễn Văn SơnHọc viện Quốc phòng, Phản biện 2; Thiếu tướng, PGS.TS Phạm Dũng Tiến – Tổng cục Kỹ thuật, Phản biện 3; Đại tá, TS Lê Văn Tọa – Học viện KTQS, Thư ký; Thiếu tướng, TS Đoàn Minh Định – Tổng cục Kỹ thuật, Ủy viên; Đại tá, TS Nguyễn Văn Sáng – Cục KHQS/BQP, Ủy viên.

Khách mời tham dự buổi bảo vệ còn có các nhà khoa học đến từ các trường đại học, cơ sở nghiên cứu trong và ngoài Học viện, các bạn bè, đồng nghiệp và người thân của NCS.

Sau khi xem xét hồ sơ luận án, nghe NCS Nguyễn Duy Tuyên  trình bày luận án và trả lời các câu hỏi, Hội đồng đã thống nhất đánh giá:

– Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Làm chủ công nghệ sản xuất vũ khí trang bị kỹ thuật, vũ khí lục quân là chủ trương chiến lược của các nước. Chuyển giao công nghệ là một xu hướng của nước có nền công nghiệp quốc phòng chưa phát triển. Trong những năm qua chuyển giao công nghệ trong thực hiện các dự án đầu tư sản xuất vũ khí lục quân ở nước ta được đẩy mạnh và đã đạt được những kết quả quan trọng. Năng lực sản xuất vũ khí lục quân đã được nâng lên rõ rệt, tiềm lực quân sự, tiềm lực quốc phòng của đất nước được tăng cường; giảm nhập khẩu, giảm chi phí; nhất là chủ động trong bảo đảm vũ khí lục quân cho Quân đội. Do chuyển giao công nghệsản xuất vũ khí lục quân có tính đặc thù, chịu tác động nhiều yếu tố. Vì vậy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, chuyển giao công nghệ trong thực hiện các dự án sản xuất vũ khí lục quân cũng còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, bất cập, hiệu quả chưa cao. Những tồn tại, hạn chế, bật cập trong chuyển giao công nghệ trong thực hiện các dự án sản xuất vũ khí lục quân có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do quản lý nhà nước. Trước tình hình công nghiệp quốc phòng trong nước, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội và bảo vệ Tổ quốc, chuyển giao công nghệ trong thực hiện dự án đầu tư sản xuất vũ khí lục quân tiếp tục được thực hiện.

  • Những đóng góp mới của luận án, đó là:

+ Làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ trong thực hiện các dự án đầu tư sản xuất vũ khí lục quân;

+ Đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ trong thực hiện các dự án đầu tư sản xuất vũ khí lục quân hiện nay;

+ Đề xuất nội dung và 4 giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ trong thực hiện các dự án đầu tư sản xuất vũ khí lục quân.

Hội đồng kết luận: Luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Duy Tuyên  là một công trình khoa học nghiêm túc, đáp ứng tốt các yêu cầu về nội dung và hình thức của một luận án tiến sĩ chuyên ngành Chỉ huy, quản lý kỹ thuật theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là tin cậy. Hội đồng đã tiến hành bỏ phiếu thông qua luận án với kết quả 6/6 thành viên đồng ý thông qua và Hội đồng cũng đã kiến nghị Học viện Kỹ thuật quân sự, Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận học vị và cấp bằng Tiến sĩ cho NCS Nguyễn Duy Tuyên./.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*