NCS Phạm Hữu Nguyên bảo vệ thành công LATS cấp Học viện

Ngày 17/4/2021, Phòng Sau đại học đã tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Học viện cho NCS Phạm Hữu Nguyên (khóa 37) về đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của tấm chắn sóng nổ đến chiều sâu xuyên đạn lõm ,  Ngành Cơ kỹ thuật; mã số: 9. 52. 01. 01, do  Thiếu tướng, PGS.TS Lê Minh Thái (Học viện KTQS) và Đại tá, TS.Nguyễn Phúc Linh (Viện Vũ khí –TCCNQP) hướng dẫn.

Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện gồm các thành viên: Đại tá, GS.TS Phạm Huy Chương – Học viện KTQS, Chủ tịch Hội đồng; GS.TSKH Nguyễn Đông Anh – Viện HLKH&CNVN, Phản biện 1; PGS.TS Phan Bùi Khôi – Trường ĐH BKHN,  Phản biện 2; Đại tá , Đại tá ,TS Nguyễn Quốc Hà – Tổng cục CNQP, Phản biện 3; Thượng tá, PGS.TS Trần Đình Thành – Học viện KTQS, Thư ký; Đại tá, PGS.TS Bùi Ngọc Hồi – Viện KH&CNQS, Ủy viên; Đại tá, TS Trần Văn Doanh – Học viện KTQS, Ủy viên.

Sau khi xem xét hồ sơ, nghe NCS  trình bày luận án và trả lời các câu hỏi, Hội đồng thống nhất đánh giá:

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Đề tài luận án có tính cấp thiết và khoa học với mục tiêu bổ sung các giả thuyết trong phương pháp giải tích tính toán chiều sâu xuyên đạn lõm có kể đến ảnh hưởng của vị trí tấm chắn sóng. Xây dựng mô hình toán học mô tả quá trình hình thành dòng xuyên và va xuyên của dòng xuyên vào bản thép. Trên cơ sở đó khảo sát ảnh hưởng của các thông số kết cấu và vị trí tấm chắn sóng đến các tham số dòng xuyên và chiều sâu xuyên đạn lõm, làm căn cứ khoa học cho việc đề xuất cải tiến, đánh giá các mẫu đạn trong trang bị và thiết kế chế tạo các loại đạn lõm sử dụng tấm chắn sóng, phương tiện bảo vệ mới.

– Những kết quả và đóng góp mới của luận án

Thiết lập cơ sở khoa học của việc lựa chọn hợp lý các thông số của tấm chắn sóng, bao gồm: đường kính tấm chắn sóng, bề dày tấm chắn sóng, vị trí tấm chắn sóng so với đỉnh phễu, vị trí tấm chắn sóng so với điểm kích nổ để bảo đảm chiều sâu xuyên thép của dòng kim loại tập trung. Qua đó, đánh giá được ảnh hưởng của một số thông số tấm chắn sóng đến các tham số dòng xuyên và chiều sâu xuyên đạn lõm;

Bổ sung thêm 02 giả thuyết trong phương pháp tính toán chiều sâu xuyên đạn lõm có tính đến ảnh hưởng của vị trí tấm chắn sóng, bao gồm: số lượng phân tố tham gia vào quá trình hình thành dòng xuyên và khả năng chắn sóng của tấm chắn sóng;

Đánh giá định lượng ảnh hưởng của đường kính, bề dày, vị trí tấm chắn sóng đến các tham số dòng xuyên và chiều sâu xuyên đạn lõm. Kết quả mô phỏng góp phần phục vụ cho việc thiết kế, chế tạo các loại đạn lõm.

Kết luận chung:

Với số phiếu tán thành 07/07, Luận án tiến sĩ kỹ thuật của nghiên cứu sinh Phạm Hữu Nguyên là một công trình khoa học được nghiên cứu công phu, nghiêm túc, có độ chính xác cao và tin cậy. Khối lượng, nội dung, cách trình bày của luận án đáp ứng được các yêu cầu của một luận án tiến sĩ kỹ thuật theo Quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*