NCS Nguyễn Thanh Tùng bảo vệ thành công LATS cấp Học viện

Ngày 17/7, Học viện KTQS đã tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Học viện cho NCS Nguyễn Thanh Tùng với đề tài: Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp dẫn từ xa theo hướng có lợi về năng lượng tên lửa trên cơ sở lý thuyết điều khiển hiện đại, ngành: Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá; mã số: 9 52 02 16, do Trung tướng, GS.TSKH Nguyễn Công Định – Giám đốc Học viện, và Đại tá, PGS.TS Vũ Hỏa Tiễn – Khoa Kỹ thuật Điều khiển hướng dẫn.

Hội đồng chấm luận án có các thành viên: Đại tá, PGS.TS Lê Anh Dũng – Học viện KTQS, Chủ tịch Hội đồng; GS.TS Phan Xuân Minh – Đại học Bách khoa Hà Nội, Phản biện 1; Đại tá, TS Tống Xuân Đại – Viện KTQS PK-KQ, Phản biện 2; Thiếu tướng, PGS.TS Đào Tuấn – Viện KH&CNQS, Phản biện 3; Đại tá, TS Đoàn Thế Tuấn – Học viện KTQS, Thư ký; Đại tá, PGS.TS Trần Đức Thuận – Viện KH&CNQS, Ủy viên; Thượng tá, TS Vương Anh Trung – Học viện PK-KQ, Ủy viên.

Sau khi xem xét hồ sơ luận án, nghe nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Tùng trình bày nội dung luận án; nghe ý kiến của ba người phản biện (có văn bản kèm theo) và nghe nghiên cứu sinh trả lời các câu hỏi của Hội đồng, khách mời; ý kiến nhận xét của người hướng dẫn khoa học đối với luận án của NCS, Hội đồng đã họp riêng, bỏ phiếu đánh giá luận án và thống nhất quyết nghị:

– Nội dung trình bày trong luận án phù hợp với tên đề tài và mã số chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; mã số: 9.52.02.16.

– Nội dung luận án không trùng lặp với các luận án, công trình đã công bố trong và ngoài nước trước đó.

– Việc trích dẫn tài liệu rõ ràng, đầy đủ và trung thực. Các tài liệu tham khảo phản ánh được xu hướng và tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án ở trong và nước ngoài.

Ý nghĩa khoa học

Luận án giải quyết được bài toán mở rộng giới hạn xa vùng tiêu diệt mà vẫn đảm bảo độ chính xác dẫn trên cơ sở xây dựng phương pháp dẫn kết hợp phương pháp “Cầu vồng” và “Hai điểm góc”.

Ý nghĩa thực tiễn

Các thuật toán đề xuất có khả năng ứng dụng trongthiết kế, cải tiến hệ thống điều khiển tên lửa với điều kiện kỹ thuật, công nghệ hiện nay.

Những đóng góp mới của luận án

– Tổng hợp được phương pháp dẫn “CV-2DGOC” trên cơ sở kết hợp 2 phương pháp dẫn và xác định được thời điểm chuyển tối ưu bằng giải thuật PSO.

– Xây dựng được phương pháp tínhgiới hạn xa lý tưởng của vùng tiêu diệt  cho phương pháp dẫn mới.

Kết luận

Luận án tiến sĩ kỹ thuật của nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Tùng đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức của một luận án tiến sĩ kỹ thuật theo qui chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tóm tắt luận án phù hợp với nội dung cơ bản của luận án.

Với số phiếu tán thành 7/7, chúc mừng NCS Nguyễn Thanh Tùng đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp HV. Là một giảng viên đang công tác tại Khoa Kỹ thuật điều khiển/Học viện KTQS, tin tưởng rằng, sau đây đồng chí sẽ tiếp tục nghiên cứu khoa học và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của Khoa nói riêng và Học viện KTQS nói chung.